Xác định mục tiêu nghề nghiệp là cách bạn tìm ra mong muốn, kỳ vọng với sự nghiệp của bản thân trong tương lai. Từ đó bạn sẽ đưa ra được kế hoạch cụ thể, không ngừng nỗ lực và cố gắng để hoàn thành nó. Những nguyên tắc dưới đây chính là chìa khóa để bạn mở nút thắt, xác định được mục tiêu của mình rõ ràng hơn, cùng theo dõi ngay nhé.
Mục tiêu nghề nghiệp được định nghĩa như thế nào?
Mục tiêu nghề nghiệp được hiểu là định hướng, kế hoạch của bạn đối với công việc và sự nghiệp của bản thân. Đây chính là một yếu tố quan trọng giúp nhà tuyển dụng xác định được bạn có phù hợp với công việc đó hay không.
Ngoài ra, nó còn hoạt động như chiếc kim chỉ nam giúp bạn biết mình có gì và phải làm gì để đạt được mục đích cuối cùng. Việc xác định mục tiêu nghề nghiệp thường được gắn với những mốc thời gian cụ thể như là 1 tháng, 1 quý, 1 năm, 5 năm,…Tùy thuộc vào những mục tiêu đặt ra bạn sẽ cần cố gắng, nỗ lực để đến đích sớm nhất.
>> Xem thêm: Cách Viết Mục Tiêu Nghề Nghiệp Trong CV Tạo Ấn Tượng Tốt
Xác định mục tiêu nghề nghiệp có vai trò như thế nào?
Việc xác định được mục tiêu nghề nghiệp của bản thân chính là con đường dẫn đến một công việc lâu dài cho bạn trong tương lai. Phải có mục tiêu rõ ràng, kế hoạch đầy đủ thì mới có thể bắt tay vào thực hiện mà không sợ chệch hướng. Ví dụ, mục tiêu nghề nghiệp 5 năm tới của bạn là trưởng phòng kinh doanh. Lúc này, bạn cần lên kế hoạch những việc cần làm, từ đó phấn đấu, nỗ lực để đạt được mục tiêu.
Chính vì vậy, xác định mục tiêu nghề nghiệp cần có thời gian để nhìn nhận cả một quá trình. Hãy dừng lại một chút xem trong quá trình làm việc bạn đang mong muốn điều gì nhất, điểm khác nhau giữa năm ngoái và năm nay của bạn là gì? Cái đích mà bạn muốn đạt tới trong tương lai là gì?
Nguyên tắc xác định mục tiêu nghề nghiệp cho bản thân
Định hướng mục tiêu nghề nghiệp không chỉ để “đánh bóng” CV xin việc mà còn giúp bạn có cái nhìn rõ ràng về con đường sự nghiệp sắp tới của mình. Trước khi lập mục tiêu, bạn hãy đưa ra câu trả lời những câu hỏi sau đây:
- Bạn có những mong muốn gì, kỳ vọng gì, hãy xác định một chức vụ cụ thể mà mình mong muốn.
- Năng lực bây giờ của bạn đang ở mức nào?
- Bạn cần học thêm những gì, rèn luyện những gì để đạt được mong muốn và kỳ vọng đó.
Bạn nên phân chia xác định các mục tiêu từ ngắn hạn, trung hạn đến dài hạn để đạt hiệu quả tốt nhất. Sau khi xác định mục tiêu nghề nghiệp bạn cầu phấn đấu, thực hiện chứ không phải đặt ra cho có.
Chính vì vậy, với mục tiêu ngắn hạn và trung hạn bạn cần đặt sao cho khả thi nhất, có thể thực hiện được với năng lực hiện tại của bản thân. Thành công trong những giai đoạn ngắn chính là niềm tin và động lực giúp bạn vượt qua và hoàn thành mục tiêu dài hạn.
Có thể thấy, cách xác định mục tiêu nghề nghiệp rất dễ nhưng có thực hiện được hay không lại vô cùng khó. Nó phụ thuộc rất nhiều vào sự cố gắng, nỗ lực và không nản chí của bạn. Dù mục tiêu nghề nghiệp trong tương lai có thể mất nhiều thời gian thực hiện, mong rằng bạn sẽ giữ vững quan điểm, kiên trì thực hiện, nghiêm khắc với bản thân để thăng tiến thành công như ý nguyện nhé.
Quy trình xác định mục tiêu nghề nghiệp cho bản thân
Theo học một ngành, nhưng bạn lại muốn ứng tuyển vị trí liên quan đến một ngành khác lương hấp dẫn hơn, gần nơi bạn sống hơn, có người quen ở công ty đó,… Đây là những lý do sẽ không giúp bạn đạt được nhiều thành công trong công việc.
Bởi lẽ, bạn không yêu công việc của mình, không hề muốn tìm hiểu sâu về lĩnh vực đó và việc xác định mục tiêu nghề nghiệp cũng trở nên mông lung. Rất khó để thành công nếu như bạn không có kiến thức và không muốn tìm hiểu về nó. Để xác định bạn hãy thực hiện quy trình chi tiết dưới đây để có định hướng rõ ràng nhất nhé.
Có các chứng chỉ và bằng cấp
Đây chính là yếu tố đầu tiên bạn cần có khi xác định mục tiêu nghề nghiệp cho bản thân. Hầu như tất cả các nghề nghiệp, bước đệm và mục tiêu đầu tiên bạn cần lấy được đó chính là bằng cấp và các chứng chỉ của khối ngành liên quan.
Đây là minh chứng cho kết quả học tập, rèn luyện, trình độ chuyên môn của bạn đối về ngành nghề đã được qua đào tạo và kiểm tra bài bản. Chứng minh bạn có năng lực theo đuổi vị trí công việc đó trong tương lai.
Bạn có thể tăng kỹ năng mềm của mình thông qua các khóa học ngắn hạn có cấp chứng chỉ ở rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Ngoài ra, bạn có thể tham gia những khóa đào tạo chuyên sâu tại công ty để nâng cao kỹ năng chuyên môn của mình. Qua đây, bạn sẽ có kỹ năng xác định mục tiêu nghề nghiệp trong tương lai của mình đúng đắn nhất.
Tìm hiểu các phòng ban khác
Học cách hòa đồng, tìm hiểu văn hóa của công ty sẽ giúp ích rất nhiều cho sự phát triển của bản thân bạn. Nếu như biết vị trí công việc của mình có liên kết với các bộ phận khác bạn cần điều chỉnh tác phong và thói quen làm việc để hòa nhập với mọi người, tránh gây ra lỗi lầm.
Chính vì vậy việc nắm bắt cách thức hoạt động, văn hóa các phòng ban là một yếu tố rất quan trọng. Nó giúp bạn xác định mục tiêu nghề nghiệp của mình có phù hợp với công ty hay không.
Lắng nghe những lời nhận xét
Những đóng góp ý kiến từ đồng nghiệp, những người có chức vụ cao hơn chính là cái nhìn khách quan về những điểm mạnh và điểm yếu của bản thân. Từ đó giúp bạn xác định mục tiêu nghề nghiệp của mình dễ dàng hơn. Đừng lấy những điều đó làm tiêu cực, hãy nhìn vào đó cải thiện những kỹ năng, phẩm chất mà bản thân còn yếu kém. Đồng thời phát huy những thế mạnh mà mình đang có.
Nâng cao hiệu quả làm việc
Hiệu quả công việc càng cao, thành tựu đạt được càng nhiều càng chứng tỏ năng lực làm việc của bạn. Hãy hết mình với công việc, đích đến của bạn sẽ tới gần hơn. Mục tiêu định hướng nghề nghiệp sẽ đạt được nhanh hơn nếu bạn biết cách tăng tốc và cố gắng. Đặc biệt khi cố gắng hết sức, bạn sẽ biết mình làm được đến đâu. Từ đó, có định hướng, xác định mục tiêu nghề nghiệp trong tương lai.
Thử sức với vị trí cao hơn
Khi đảm nhiệm một vị trí cao đồng nghĩa với việc trách nhiệm và nhiệm vụ của mình cũng sẽ tăng lên. Đây vừa là thách thức vừa là cơ hội để bạn phát triển bản thân của mình. Chính vì vậy, khi được đề cử và cảm thấy sẵn sàng bạn hãy thử sức với chức vụ cao hơn.
Học thêm nhiều kỹ năng và tạo dựng các mối quan hệ
Không chỉ là các kỹ năng về chuyên môn nghiệp vụ, bạn cần nâng cao nhiều kỹ năng mềm khác như giao tiếp, cách xử lý tình huống bài bản hiệu quả hơn. Ngoài ra, tạo dựng mối quan hệ ở môi trường trong và ngoài công ty là rất quan trọng. Nó cũng một phần giúp bạn có định hướng và xác định mục tiêu nghề nghiệp một cách chính xác hơn.
Hãy bắt đầu với những người cùng tổ, cùng nhóm, sau đó mở rộng ra với những phòng ban khác, với các đối tác,… Đừng quên tham gia những buổi giao lưu, gặp mặt trong công ty, bởi đây chính là cơ hội để bạn gặp gỡ những người chung niềm đam mê và những người ở các lĩnh vực khác nhau. Qua mỗi lần như vậy, chắc chắn bạn sẽ học được nhiều cái mới, cái hay mà bản thân có thể áp dụng theo.
Kỹ năng làm việc nhóm
Mỗi khi tham gia làm việc nhóm bạn cần có trách nhiệm, nhiệt huyết, hăng hái khi tham gia. Hãy thể hiện bản thân mình là một người có năng lực mà mọi người có thể tin tưởng.
Để làm việc hiệu quả nhất trước hết bạn nên nghe ý kiến của mọi người sau đó sẽ đưa ra quan điểm cá nhân. Luôn giữ thái độ tôn trọng, giúp đỡ mọi người cùng nhóm để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Qua những buổi làm việc nhóm bạn sẽ xác định mục tiêu nghề nghiệp của mình dễ dàng hơn.
Tiếp thu các phát triển công nghệ mới
Xã hội ngày càng phát triển mạnh mẽ, đi cùng thời đại bạn cùng linh hoạt, tiếp thu những kiến thức mới nhất để không bị bỏ lại phía sau. Những kiến thức mới này sẽ là trợ thủ đắc lực giúp bạn nâng cao hiệu quả công việc. Qua đó cũng sẽ giúp bạn xác định mục tiêu nghề nghiệp trong tương
Nhà tuyển dụng đánh giá gì qua mục xác định mục tiêu nghề nghiệp?
Thông qua phần mục tiêu nghề nghiệp ghi trong CV xin việc, nhà tuyển dụng sẽ có một số cái nhìn, nhận định về ứng viên. Như là:
Tính cách
Định hướng và mục tiêu nghề nghiệp điền trong CV sẽ giúp nhà tuyển dụng phần nào hiểu về tính cách của bạn. Qua đây, họ có thể thấy được bạn là một người tham vọng, cầu tiến trong công việc hay không.
Với ngôn từ dứt khoát, mạnh mẽ khi xác định mục tiêu nghề nghiệp, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn là một người ham học hỏi, cầu tiến trong công việc. Ngược lại, với ngôn từ nhẹ nhàng, muốn học hỏi và làm việc trong môi trường năng động, hòa nhập nhanh thì nhà tuyển dụng bước đầu có thể đánh giá bạn là một người thích sự ổn định, không cầu tiến trong công việc.
Sự phù hợp
Việc xác định rõ ràng mục tiêu nghề nghiệp trong CV cũng giúp nhà tuyển dụng biết được bạn có thực sự phù hợp với công việc này hay không. Như phía trên đã đề cập mục tiêu nghề nghiệp giúp nhà tuyển dụng nắm được một phần tính cách của bạn. Họ sẽ biết được bạn là một người tham vọng với những lý tưởng lớn hay là một người chỉ thích sự ổn định.
Tùy thuộc vào tính chất công việc, khi xác định mục tiêu nghề nghiệp nhà tuyển dụng sẽ đánh giá được bạn có phù hợp hay không. Có những việc đòi hỏi ứng viên phải có chí cầu tiến, tham vọng, tuy nhiên cũng có những việc chỉ cần bạn làm ổn định không thay đổi gì.
Có gắn bó được lâu dài với công việc không?
Mục tiêu và định hướng nghề nghiệp ghi trong CV cũng chính là thông tin giúp cho nhà tuyển dụng bước đầu xác định được là bạn là gắn bó lâu dài được với công việc này hay không. Sẽ không có một công ty nào muốn sau quá trình làm việc và đào tạo nhân viên sẽ xin nghỉ và đi tìm một công việc mới.
Chính bởi vậy khi làm CV, hãy xác định mục tiêu nghề nghiệp trong tương lai thật rõ ràng để nhà tuyển dụng thấy được bạn phù hợp với công việc. Hãy bày tỏ rằng bạn thực sự muốn cống hiến cho công việc đó và cùng công ty phát triển lớn mạnh hơn trong tương lai.
Xác định mục tiêu nghề nghiệp chính là bước đầu vô cùng quan trọng giúp bạn đưa ra định hướng và có kế hoạch rõ ràng để hoàn thành nó. Đừng quên đặt ra những thách thức cho bản thân, cố gắng vượt qua và đi tới thành công mà mình mong muốn.