Cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV tạo được ấn tượng tốt là điều mà những ứng viên cần chú ý. Tùy vào mỗi ngành nghề, công ty ứng tuyển cũng như người viết CV là ai, phần mục tiêu nghề nghiệp sẽ có đôi chút khác biệt. Vậy cách viết chuẩn và có thể khiến nhà tuyển dụng hài lòng sẽ như thế nào? Theo dõi những kiến thức bổ ích bên dưới để biết rõ.
Mục tiêu nghề nghiệp là gì?
Để đưa ra được cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV tạo được dấu ấn, bạn cần phải hiểu rõ khái niệm của chúng. Mục tiêu nghề nghiệp chính là đích đến được đặt ra trong tương lai, chúng sẽ là nền tảng thúc đẩy mọi sự cố gắng của con người trong quá trình làm việc của bản thân.
Tùy vào mỗi cá nhân cũng như địa điểm ứng tuyển, họ sẽ đưa ra những đích đến cho vị trí trong tổ chức, đặt kế hoạch về thành tựu mà bản thân cần đạt được có sự khác biệt. Theo thời gian, bạn có thể thay đổi phù hợp với tầm nhìn và hoài bão của chính mình.
>> Xem thêm: Bí Quyết Xác Định Mục Tiêu Nghề Nghiệp Cho Bản Thân Chuẩn 100%
Mục tiêu nghề nghiệp trong cv nên viết gì là phù hợp nhất?
Có khá nhiều người hiện nay vẫn chưa biết được mục tiêu nghề nghiệp nên viết gì để khiến cho nhà tuyển dụng chú ý đến mình. Chính vì thế, họ đã ghi hết tất cả mọi thứ mà bản thân nghĩ vào CV. Tuy nhiên, điều đó chỉ khiến cho thông tin bị bị loãng, không tập trung vào được một vấn đề chủ yếu.
Mục tiêu nghề nghiệp trong CV không chỉ là những câu chữ mà bạn ngẫu hứng viết, được thêm vào để tạo độ đầy cho CV. Khi điền vào mục này, bạn cần cân nhắc các định hướng dài hạn và ngắn hạn, phù hợp với công việc của mình.
Khi bạn đã biết cách viết mục tiêu nghề nghiệp chuẩn, tỷ lệ CV được quan tâm sẽ cao hơn rất nhiều. Chúng cũng góp phần đẩy cho khả năng trúng tuyển của ứng viên nâng cao hơn.
Ý nghĩa của mục tiêu nghề nghiệp viết trong CV
Không phải ngẫu nhiên mà phần mục tiêu nghề nghiệp lại được thêm vào trong CV. Chúng mang đến nhiều ý nghĩa cho ứng viên cũng như người nộp CV.
Cam kết đối với nhà tuyển dụng
Những mục tiêu được đề cập trong CV như một lời cam kết từ người nộp đơn. Thông qua phần này, nhà tuyển dụng sẽ biết được bạn có khả năng đem đến được những lợi ích gì cho công ty/doanh nghiệp của mình. Từ đó, họ sẽ tiến hành xét duyệt và đưa ra sự lựa chọn phù hợp với tiêu chí mà mình đặt ra.
Động lực cho chính bản thân được phát triển
Mục tiêu nghề nghiệp thường được những ứng viên viết dựa trên những kỹ năng, kinh nghiệm mà bản thân đang sở hữu. Từ những mục tiêu đặt ra trước này, họ sẽ lấy đó làm động lực để bản thân của mình phát triển. Những hướng đi sẽ được điều chỉnh phù hợp, giúp cho bản thân tập trung vào đúng thế mạnh để tiến đến với những gì đã đặt ra ban đầu.
Cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV chuẩn 100%
Trước khi tìm được cách viết mục tiêu nghề nghiệp ấn tượng, bạn phải nắm rõ được những tiêu chuẩn cơ bản. Dưới đây sẽ là những cách viết đúng cho từng đối tượng khi tham gia ứng tuyển vào các doanh nghiệp.
Cách viết mục tiêu ngắn hạn
Đây là những thông tin về các kế hoạch và dự định sẽ xảy ra trong thời gian gần sắp tới. Thông thường những ứng viên sẽ phải dựa vào các yêu cầu trong công việc của doanh nghiệp mới đưa ra được kế hoạch ngắn hạn cho mình.
Ở phần này, bạn nên nêu rõ bản thân sẽ cố gắng học hỏi, nâng cao năng lực như thế nào để phù hợp với vị trí mà đơn vị tuyển dụng đưa ra. Như vậy, họ sẽ thấy bạn có được sự trân trọng với công việc mà bản thân có khả năng sẽ được nhận.
Mục tiêu ngắn hạn thường đặt ra trong khung thời gian từ 3 đến 6 tháng. Chính vì thế cách viết mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn tối ưu là nên đưa ra những kế hoạch đơn giản. Nếu độ phức tạp càng cao, khả năng hồ sơ sẽ bị loại vì tính thiếu thực tế.
Cách viết mục tiêu dài hạn
Trong mục tiêu ngắn hạn, đơn vị ứng tuyển sẽ xem xét bạn tạm thời có phù hợp với vị trí mà họ đang tìm kiếm hay không. Với mục tiêu dài hạn, các doanh nghiệp sẽ đi vào đánh giá bạn sẽ tạo ra được những giá trị như thế nào nếu gắn bó được dài lâu.
Cách viết mục tiêu dài hạn sẽ đúng là khi bạn đưa ra các kế hoạch và dự định trong 3 đến 5 năm tới. Để thu hút được nhà tuyển dụng, ở phần mục tiêu này nên có sự phù hợp với định hướng phát triển lâu dài của công ty. Do đó trước khi hoàn thành mục tiêu nghề nghiệp khi viết CV, bạn nên có sự nghiên cứu kỹ để không đưa ra các thông tin không phù hợp.
Cả mục tiêu dài hạn và ngắn hạn đều đóng vai trò rất quan trọng khi ứng viên hoàn thành CV của mình. Nếu bạn đưa ra những thông tin cụ thể và phù hợp, doanh nghiệp đã đánh giá cao về tư duy phân tích và kỹ năng lập kế hoạch của bạn, trước khi đi vào xem xét những vấn đề khác.
Cách viết mục tiêu nghề nghiệp cho sinh viên
Những sinh viên đa phần là các hồ sơ còn ít kinh nghiệm trong làm việc. Chính vì thế, cách viết mục tiêu nghề nghiệp hay sẽ tập trung vào sự cố gắng và nỗ lực hoàn thiện bản thân. Cụ thể:
- Đối với mục tiêu ngắn hạn: nêu rõ về việc cố gắng hoàn thiện kỹ năng mềm, kiến thức, trình độ ngôn ngữ,… để có thể phục vụ tốt cho công việc. Chưa dừng lại ở đó, bạn cũng nên nêu rõ sẽ nỗ lực học hỏi từ môi trường của công ty để nâng cấp bản thân.
- Đối với mục tiêu dài hạn: nên đặt ra vị trí mà mình muốn chạm đến trong thời gian sắp tới. Tuy nhiên nêu chú ý các vị trí không quá cao như kế toán trưởng, phó phòng,…
Các đơn vị tuyển dụng thường có phần dễ tính hơn đối với đối tượng là sinh viên. Tuy nhiên nếu có được cách viết mục tiêu nghề nghiệp ấn tượng dù chưa có nhiều kinh nghiệm, bạn sẽ thu hút được sự quan tâm của họ và khả năng có được công việc mình muốn cao hơn.
Cách viết mục tiêu nghề nghiệp cho thực tập sinh phù hợp nhất
Trong mục tiêu nghề nghiệp của các thực tập sinh, cần đánh mạnh vào những mong muốn mà mình có được sau thời gian thực tập. Cụ thể như mong muốn bản thân sẽ được học hỏi về các kỹ năng gì từ công ty để hoàn thiện chính mình. Đồng thời, đưa ra mục tiêu về việc trở thành nhân viên chính thức, đi xa hơn nữa là các vị trí mới trong công ty.
Cách viết mục tiêu nghề nghiệp bằng tiếng anh khi xin việc
Đối với cách viết bằng tiếng Anh, bạn chắc chắn sẽ gây được dấu ấn đối với nhà tuyển dụng. Đây sẽ là một cách để thể hiện được năng lực ngoại ngữ của ứng viên. Tuy nhiên, cần chú ý khi soạn thảo tiếng Anh về mục tiêu nghề nghiệp, cần nắm bắt được những thuật ngữ chuyên môn.
Tiếng Việt khá đa dạng và sinh động, tiếng Anh cũng tương tự. Nhiều từ vựng nếu không sử dụng hợp lý sẽ khiến cho nhà tuyển dụng hiểu nhầm sang một ý khác. Do đó trong hướng dẫn viết mục tiêu nghề nghiệp, bạn cần đảm bảo đã tìm hiểu những thuật ngữ chuyên môn chính xác nhất, được sử dụng nhiều trong ngành mà mình đang theo đuổi.
Những lỗi thường gặp trong quá trình viết mục tiêu nghề nghiệp
Cách viết mục tiêu nghề nghiệp hay không khó, tuy nhiên vẫn xuất hiện rất nhiều lỗi đối với những người mới bắt đầu. Dưới đây sẽ là các tình trạng lỗi bạn cần nắm rõ để tránh việc tạo nên những hồ sơ xin việc kém chất lượng.
Đưa ra mục tiêu không cụ thể
Cần nắm rõ được định hướng và kế hoạch của bản thân là gì trong tương lai. Ứng viên không nên đặt ra quá nhiều mục tiêu trong một hồ sơ xin việc. Điều này có thể khiến nhà tuyển dụng cho rằng bạn đang quá “tham” hoặc không xác định được hướng đi rõ ràng.
Lỗi này thường gặp phải vì tâm lý ứng viên muốn thể hiện được toàn bộ những điều mà bản thân mong muốn đến với doanh nghiệp. Tuy nhiên điều đó chỉ đem đến tác dụng phụ, những doanh nghiệp có thể sẽ bỏ qua hồ sơ vì họ không có nhiều thời gian để nghiên cứu toàn bộ các mục tiêu mà bạn đưa ra.
Trình bày dài dòng gây khó hiểu
Dù cho ứng viên đã đưa ra được một mục tiêu cụ thể nhưng cách trình bày chúng lại không được mạch lạc, điều đó sẽ khiến cho CV xin việc nhận nhiều điểm trừ. Đây được xem là lỗi lớn, không chú trọng vào việc đầu tư nghiêm chỉnh cho phần mục tiêu nghề nghiệp.
Thông thường những doanh nghiệp trong quá trình lọc hồ sơ, họ chỉ lướt qua những ý chính có trong CV. Nếu trường hợp bạn đưa ra thông tin với lối hành văn dài dòng và khó hiểu, ngay lập tức đơn ứng tuyển có thể được bỏ qua mà không có thời gian được xem xét.
Không chú trọng cam kết với đơn vị tuyển dụng
Như được đề cập trong cách viết mục tiêu nghề nghiệp chuẩn mà chúng tôi giới thiệu. Trong hồ sơ xin việc của bạn cần nêu rõ những cam kết đối với nhà tuyển dụng, tạo được niềm tin ngay từ ban đầu.
Các cam kết này thường là thông tin liên quan đến những điều mà bạn sẽ đem lại cho công ty/doanh nghiệp là gì. Bạn phải cho họ thấy rõ được giá trị mà mình đang có vô cùng phù hợp để gắn bó lâu dài.
Khi xét duyệt CV của ứng viên, phần mục tiêu nghề nghiệp không đánh sâu vào những cam kết, doanh nghiệp sẽ không ưu tiên quá cao. Dù đang có một năng lực cũng như kinh nghiệm làm việc ấn tượng nhưng lời cam kết không rõ ràng, điều đó đồng nghĩa bạn có thể rời bỏ khỏi công ty bất cứ lúc nào.
Sai lỗi chính tả
Đây được xem là một lỗi sai vô cùng trầm trọng khi gửi hồ sơ đi. Việc sai lỗi chính tả dù chỉ là một lỗi nhỏ đã thể hiện bạn là một người chưa có đủ trách nhiệm đối với sự nghiệp của mình. Các lỗi chính tả cần được kiểm tra trong quá trình viết CV, sau khi hoàn thành và thậm chí là trước khi gửi đi.
Nếu bạn chú ý và không vướng phải bất cứ một lỗi chính tả nào, điều đó thể hiện bạn là một con người chỉn chu, nghiêm túc với công việc. Trong một số doanh nghiệp, quá trình lọc CV được thực hiện bởi hệ thống. Chính vì thế chỉ cần mắc một lỗi nhỏ đã bị tự động loại bỏ, không thể đến được với người chịu trách nhiệm tuyển dụng.
Những mục tiêu không thực tiễn
Phần lớn những sinh viên khi mới ra trường thường mắc phải lỗi này trong cách viết mục tiêu nghề nghiệp của mình. Những doanh nghiệp biết rõ những sinh viên sẽ không có nhiều kinh nghiệm, do đó nếu mục tiêu được đưa ra quá cao siêu thì tỷ lệ được nhận rất thấp.
Các mục tiêu không thực tiễn bắt nguồn từ lỗi không tìm hiểu kỹ về doanh nghiệp, đồng thời song song là việc ứng viên không đánh giá được năng lực của bản thân. Khi mục tiêu không thực tiễn, không khoa học thì chúng chắc chắn sẽ bị loại bỏ.
Chú ý cách viết phần mục tiêu nghề nghiệp trong CV
Để giúp cho CV xin việc được hoàn thiện nhất, dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu về cách viết phần mục tiêu khả năng được đánh giá cao.
Nêu bật được lợi ích cho công ty
Nghệ thuật trong cách viết mục tiêu nghề nghiệp chính là giúp doanh nghiệp biết được bạn sẽ đem đến được gì cho họ. Hãy nêu ra những kỹ năng, kinh nghiệm, điểm mạnh của chính bản thân một cách khéo léo. Tất cả mọi thứ cần phải vừa đủ, không để cho doanh nghiệp nhận thấy bạn đang “khoe khoang” về chiến tích của mình.
Các thông tin giá trị là khi có những con số và minh chứng cụ thể. Như thế thì mức độ thuyết phục mới đạt được tỷ lệ lớn. Ứng viên nên đi theo cấu trúc “Với kinh nghiệm/kỹ năng… sẽ đóng góp … cho doanh nghiệp phát triển.
Thông tin ngắn gọn và dễ hiểu
Như được đề cập trong các lỗi thường gặp trong cách viết mục tiêu nghề nghiệp, thông tin của bạn cần phải ngắn gọn và dễ hiểu. Không cần sử dụng ngôn từ hoa mỹ, văn phong trong các CV đều đi theo hướng đơn giản và dễ hiểu.
Ứng viên cần cố gắng tóm gọn được những kế hoạch và định hướng của mình. Làm như thế sẽ giúp cho nhà tuyển dụng có thể nhanh chóng nắm bắt được bạn đang có những gì và độ phù hợp có cao không.
Phân rõ mục tiêu dài hạn và ngắn hạn
Cách viết mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn và dài hạn đã được giới thiệu ở bên trên. Khi đã hiểu rõ được thì bạn hãy phân các mục tiêu này có sự biệt lập với nhau. Hoặc sắp xếp chúng theo đúng trình tự, nổi bật như “ Khi đạt được các mục tiêu ngắn hạn có được… tôi sẽ phấn đấu để…”.
Biết được cách viết mục tiêu nghề nghiệp phân rõ được từng giai đoạn ngắn và dài hạn, bạn đã giúp cho đơn vị ứng tuyển thấy được định hướng cụ thể trong từng giai đoạn của ứng viên. Đây cũng là một yếu tố để bạn có thể dựa vào và phát triển được mình đi đúng lộ trình đã được đạt ra từ đầu.
Những sinh viên mới ra trường thì nên chú trọng kỹ với việc phát triển nội dung mục tiêu ngắn hạn. Sau đó mới tiếp tục đặt ra định hướng dài hạn dựa trên những thành tựu được nêu ra trong kế hoạch ngắn hạn.
Nêu được kỹ năng và kinh nghiệm của chính mình
Dù mục tiêu nghề nghiệp chỉ đến kế hoạch mà bạn đặt ra trong tương lai khi trở thành một phần của doanh nghiệp, tuy nhiên hãy lồng ghép kỹ năng và kinh nghiệm của bản thân một cách khéo léo nhất.
Bạn có thể sử dụng cấu trúc: “Với kinh nghiệm/kỹ năng…. tôi mong muốn có thể….”. Như vậy doanh nghiệp sẽ biết bạn đang có những gì để đóng góp và xây dựng cho sự phát triển của họ. Trong cách viết mục tiêu nghề nghiệp nêu bật được yếu tố này, đơn vị ứng tuyển sẽ thấy rõ hơn bạn có thật sự phù hợp với họ hay không.
Đề cập được thành tích đã từng đạt
Sẽ rất tốt nếu ứng viên nêu rõ được những thành tích ở những đơn vị trước đó mà bản thân hoạt động. Đó sẽ là những nhân chứng cho thấy mục tiêu bạn đặt ra hoàn toàn có thể trở thành sự thật. Tuy nhiên khi nêu thành tích thì vẫn phải chú ý đến sự ngắn gọn, phù hợp với ngành làm mà bạn đang hướng đến.
Ấn tượng khi viết bằng gạch đầu dòng
Đa số những nhà tuyển dụng đều đọc lướt qua CV trước khi tìm hiểu kỹ về chúng. Do đó khi có thể viết được mục tiêu dưới dạng liệt kê, điều này sẽ có thể níu chân được người xét duyệt hồ sơ trong đôi chút. Họ có thể nắm bắt các thông tin quan trọng nhanh chóng hơn, từ đó tăng sự chú ý đến với hồ sơ xin việc. Tuy nhiên bạn cần đảm bảo việc liệt kê phù hợp, không bị vô lý.
Top 10+ mẫu viết mục tiêu nghề nghiệp hay
Như vậy những cách viết mục tiêu nghề nghiệp đã được giới thiệu. Dưới đây sẽ là một số mẫu viết mục tiêu nghề nghiệp phù hợp với từng lĩnh vực và ngành làm khác nhau.
Mẫu viết mục tiêu nghề nghiệp ngành kế toán
Với bằng tốt nghiệp loại giỏi chuyên ngành kế toán trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh, tôi mong muốn có thể ứng tuyển vào vị trí Kế toán kho của quý công ty. Trong thời gian làm việc, bằng sự cẩn thận và có trách nhiệm cao với công việc, tôi sẽ luôn cố gắng để cho các hoạt động thanh toán, kế toán nhập/xuất kho được đảm bảo tốt nhất.
Trong 3 tháng tới, tôi sẽ luôn quan sát, chủ động học hỏi và hoàn thiện bản thân để phù hợp với môi trường và quy trình làm việc. Trong dài hạn, với kinh nghiệm làm việc 2 năm ở vị trí kế toán của công ty ABC, tôi mong muốn có thể tiến đến với những vị trí có trọng trách cao hơn như chức vụ kế toán trưởng.
Mẫu viết mục tiêu nghề nghiệp ngành đào tạo giáo dục
Trong ngành giáo dục bạn có thể ứng tuyển đến các vị trí khác nhau. Cụ thể một số cách viết mục tiêu nghề nghiệp mẫu:
Đối với trường mầm non
Với kinh nghiệm 3 năm gắn bó với nhiều lứa học sinh, tôi mong muốn sẽ đưa những phương pháp giảng dạy mà mình đã đúc kết được nâng cao chất lượng giảng dạy cũng như sự uy tín của nhà trường với phụ huynh.
Giáo viên trung tâm tiếng Anh
Tôi muốn được chia sẻ phương pháp học tiếng Anh giúp bản thân đạt được 8.5 IELTS vào quá trình giảng dạy. Từ đó giúp cho thành tích đầu ra của học viên tại trung tâm được nâng cao, tạo nên sự uy tín lâu dài.
Giáo viên trung học và phổ thông
Cùng những kinh nghiệm và kiến thức mà bản thân có được trong quá trình học tập tại trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, tôi sẽ tìm kiếm những phương pháp phù hợp để giúp học sinh yêu thích việc học, đạt được thành tích tốt.
Đó chính là một số cách viết mục tiêu nghề nghiệp mẫu trong ngành giáo dục bạn có thể tham khảo. Ngoài ra hãy cố gắng linh động trong từng CV đối với các vị trí khác nhau.
Các mẫu cho ngành kinh tế
Hiện nay lượng hồ sơ xin việc trong ngành kinh tế khá khủng, hãy tham khảo một số mẫu viết mục tiêu nghề nghiệp dưới đây để tạo nên điểm nhấn riêng cho mình:
Mục tiêu nghề nghiệp cho chuyên viên ngân hàng
Cùng với bằng tốt nghiệp tài chính loại giỏi tại trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh, tôi có thể áp dụng linh hoạt và chủ động vào quá trình làm việc ở vị trí chuyên viên ngân hàng, đạt được các chỉ tiêu đề ra.
Trong quá trình được làm việc tại ACB, tôi sẽ không ngừng nỗ lực học hỏi, nâng cao kiến thức cũng như các kỹ năng mềm của bản thân. Mục tiêu sau 2 tháng có thể trở thành nhân viên chính thức, sau 1 năm được đề cử lên vị trí mới.
Mục tiêu nghề nghiệp cho nhân viên sale
3 năm hoạt động trong vai trò là chuyên viên bán hàng, tôi sẽ sử dụng toàn bộ những kỹ năng tiếp cận và thuyết phục người mua hiệu quả mà mình có khi được cống hiến cho công ty. Đồng thời, không ngừng nâng cao chuyên môn để có thể đạt được mục tiêu do cấp trên đưa ra. Mục tiêu trong 3 tháng tới của tôi sẽ trở thành nhân viên chính thức, 2 năm tiếp theo sẽ đi đến với vị trí trưởng phòng sales.
Ứng tuyển vị trí Digital Marketing
Với kiến thức về Digital Marketing khi còn ngồi trong ghế nhà trường cùng 1 năm làm cộng tác viên Marketing trong lĩnh vực quảng cáo thức uống giải khát, tôi sẽ nhanh chóng hoàn thành các nhiệm vụ công việc một cách linh hoạt và phù hợp. Trong 2 năm tới, hình mẫu tôi hướng đến chính là một Marketer chuyên nghiệp.
Mẫu viết mục tiêu nghề nghiệp ngành kiến trúc
Trong các cách viết mục tiêu nghề nghề nghiệp mẫu cho ngành kiến trúc, bạn có thể tham khảo 2 ngành sau:
- Kiến trúc nội thất: Kinh nghiệm 4 năm hoạt động trong văn phòng quản lý dự án của công ty bất động sản sẽ giúp nắm bắt được mong muốn của khách hàng nhanh chóng. Đồng thời với kiến thức chuyên môn về AutoCAD, tôi có thể tạo ra được nhiều thiết kế chân thực, bắt mắt, đem đến sự hài lòng cho khách hàng.
- Kiến trúc sư: Sở hữu kỹ năng sử dụng Sketchup, AutoCAD, Adobe Photoshop để phục vụ quá trình thiết kế bản vẽ. Đồng thời, kinh nghiệm 5 năm làm việc ở vị trí Junior Architect hỗ trợ tối đa cho khách hàng trong quá trình thực hiện các thủ tục để quy hoạch dự án.
Mẫu viết mục tiêu nghề nghiệp cho IT Manager
Cùng với kinh nghiệm thực tiễn 6 năm ở những vị trí đã được đề cập, tôi muốn mình có thể vận dụng chúng hiệu quả và tối ưu nhất vào quá trình làm việc dưới cương vị là một IT Manager. Mục tiêu của tôi chính là giúp doanh nghiệp đạt được những chỉ tiêu đã đặt ra, hỗ trợ tốt cho quá trình thực hiện và quản lý các tác vụ tốt nhất.
Tổng kết
Cách viết mục tiêu nghề nghiệp hay và ấn tượng đã được chia sẻ đầy đủ trong bài viết. Hy vọng với những kiến thức ở trên, bạn đọc sẽ nhanh chóng nắm bắt, áp dụng vào quá trình hoàn thiện CV của bản thân tốt nhất. Từ đó, nâng cao cơ hội thành công, nhận được công việc mà bản thân yêu thích.