Việc chuẩn bị kỹ càng trong các buổi phỏng vấn xin việc chắc chắn sẽ giúp bạn gây được nhiều thiện cảm với ban tuyển dụng cũng như dễ dàng tìm được công việc như ý. Đừng bỏ lỡ top 30 những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn sau đây để có thêm những thông tin hữu ích nhất nhé!
Câu hỏi 1. Hãy nói một chút về bản thân bạn?
Đây là câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn và sẽ luôn xuất hiện đầu tiên. Đối với dạng câu hỏi giới thiệu này, bạn cần cho thấy sự tự tin, trung thực và khiêm tốn của bản thân. Bên cạnh những thông tin cơ bản như họ và tên, tuổi, ngành học,.. ứng viên có thể kết hợp những thành tích, kỹ năng nổi bật để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.
Câu hỏi 2: Câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn là sở thích của bạn là gì?
Nhiều nhà tuyển dụng hỏi về vấn đề này, xem bạn làm gì khi rảnh.Thông thường, các ứng viên sẽ nghĩ rằng, đây chỉ là câu hỏi xã giao và giảm bớt căng thẳng cho bạn. Tuy nhiên, đây hoàn toàn là một ẩn ý lớn dành cho các ứng viên phỏng vấn đấy nhé. Mục đích chính của câu hỏi này chính là muốn biết xem những sở thích hay đam mê của bạn có liên quan gì tới công việc hay không?
Để trả lời tốt và nhận được đánh giá cao từ nhà tuyển dụng, bạn nên trả lời sao cho sở thích phải liên quan một chút về công việc chuyên môn mà bạn sẽ đảm nhận tại công ty. Ví dụ như: Bạn ứng tuyển vào vị trí content thì sở thích của bạn là đọc sách, đọc báo hay đi tham dự các buổi sự kiện, truyền thông.
Câu hỏi 3. Nêu sở trường cũng như sở đoản của bản thân?
Điểm mạnh: Với câu hỏi về điểm mạnh của bản thân cũng là các câu hỏi phỏng vấn thường gặp, bạn nên nêu những kỹ năng, kinh nghiệm liên quan đến vị trí ứng tuyển. VD, nếu bạn ứng tuyển cho vị trí content social, bạn có thể nêu các điểm mạnh như khả năng viết lách, nhạy bén với các tin tức, trend mới và sáng tạo. Tuy nhiên, đừng nói quá lố về bản thân bởi nhà tuyển dụng có thể nhìn ra ngay lập tức.
Điểm yếu: Đây cũng là một câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn mà bất kỳ ứng viên nào cũng từng trải qua. Đối với câu hỏi này, bạn nên nói về những điểm yếu nhưng có khả năng khắc phục được. VD, trình độ Tiếng Anh còn yếu kém nhưng hiện tại đã đăng ký một khóa học để nâng cao trình độ của mình.
Câu hỏi 4: Vì sao bạn lại không có việc làm trong thời gian qua?
Thuộc một trong những câu hỏi khi bạn đi phỏng vấn rất hay gặp. Trong trường hợp này bạn phải vận dụng cách trả lời khôn ngoan nhưng phải thực tế. Vì chúng ta sống trong thời đại công nghệ, mở cửa việc làm sẽ có rất nhiều. Chính vì vậy, tìm một lý do đưa ra phải hết sức thuyết phục người tuyển dụng. Dưới đây là một vài gợi ý hay ho mà bạn có thể áp dụng:
- Do muốn nâng cao thêm ngoại nên tập trung đi học.
- Do sinh con hoặc con nhỏ không ai chăm sóc.
- Do điều kiện gia đình không thể đi làm công ty ở xa được…
Câu hỏi 5. Mục tiêu nghề nghiệp bạn đặt ra là gì?
Để ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng, bạn cần nêu ra các mục tiêu cá nhân từ ngắn hạn đến dài hạn một cách chi tiết. Cụ thể, trong thời gian ngắn có thể phát triển và hoàn thiện một số kỹ năng, kinh nghiệm của bản thân và cống hiến giá trị cho công ty. Mục tiêu dài hạn có thể đạt được vị trí cao mà bạn mong muốn. Nếu bạn còn trẻ và chưa có nhiều kinh nghiệm thì đừng quá tập chung vào chế độ lương thưởng, thay vào đó hãy linh hoạt điều chỉnh các mục tiêu tổng quát sao cho phù hợp với công ty. Đây là một câu hỏi thường gặp khi đi phỏng vấn nên bạn đừng bỏ lỡ bất kỳ thông tin nào.
Câu hỏi 6. Kinh nghiệm của bạn trong công việc/lĩnh vực này?
Câu hỏi về kinh nghiệm vẫn luôn là câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn mà hầu hết ứng viên đều nhận được. Với câu hỏi này, bạn hãy nêu ngắn gọn và đầy đủ về những công việc mình làm, kỹ năng và kinh nghiệm rút ra từ công việc đó cũng như hạn chế của bản thân. Trong trường hợp bạn chưa có nhiều kinh nghiệm thì có thể nêu ra những môn học và thực hành tại trường có liên quan đến công việc. Điều này chắc chắn sẽ gây ấn tượng sâu sắc cho nhà tuyển dụng.
Câu hỏi 7. Bạn mong muốn gì ở vị trí công việc này?
Các câu hỏi thường gặp trong phỏng vấn dạng này được sử dụng để đánh giá bạn đã nghiên cứu tìm hiểu về công ty cũng như vị trí làm việc này chưa. Đối với câu hỏi này, bạn cần giải quyết các thông tin cơ bản như:
- Vị trí này sẽ giúp bạn học hỏi thêm những kỹ năng, kinh nghiệm nào?
- Lộ trình thăng tiến của vị trí này có thực sự phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp của bạn trong tương lai?
- Công việc này có thực sự thu hút bạn, khơi dậy hứng thú của bạn đối với công việc?
Câu hỏi 8. Bạn có thể đưa ra mức lương mà mình mong muốn cho vị trí này là bao nhiêu?
Đây cũng là một câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn và bạn bắt buộc phải trả lời được bởi nó liên quan trực tiếp đến quyền lợi của mình. Trước tiên, bạn cần tìm hiểu kỹ càng về khung lương công ty sẵn sàng chi trả cho vị trí công việc này. Đồng thời, kết hợp với kỹ năng, kinh nghiệm của bản thân để đưa ra một khoảng lương phù hợp. Tuy nhiên, đừng deal lương quá thấp sẽ khiến bạn mất đi giá trị cũng như đừng deal lương quá cao sẽ khiến nhà tuyển dụng xem xét.
Câu hỏi 9. Bạn có chịu đựng tốt những áp lực trong công việc không?
Khi bạn được hỏi về khả năng chịu áp lực công việc, bạn có thể trả lời một cách trung thực, thể hiện sự tự tin và khả năng quản lý áp lực của mình. Dưới đây là một cách trả lời ví dụ: “Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi này. Tôi cảm thấy mình có khả năng chịu áp lực công việc khá tốt. Trong quá trình làm việc, tôi đã học được cách ưu tiên công việc, thiết lập mục tiêu cụ thể và tập trung vào những nhiệm vụ quan trọng nhất.
Để duy trì khả năng chịu áp lực, tôi thường xem xét lại cách làm việc của mình để tối ưu hóa hiệu suất và đảm bảo không bị quá tải. Tôi cũng thường tìm kiếm hỗ trợ từ đồng nghiệp và sẵn sàng học hỏi kinh nghiệm của họ. Cuối cùng, tôi tin rằng khả năng chịu áp lực còn phụ thuộc vào khả năng cân bằng cảm xúc, cuộc sống cá nhân cũng như áp lực công việc, vì vậy tôi luôn chú trọng đến việc quản lý thời gian và giữ được thời gian cho bản thân, gia đình.”
Lưu ý rằng trả lời này phản ánh sự tự tin, khả năng quản lý áp lực và khả năng học hỏi của bạn. Đồng thời, nó cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của cân bằng cuộc sống và công việc.
Câu hỏi 10. Trong quá trình làm việc, khi nào bạn cảm thấy hài lòng với công việc nhất?
Đối với một số câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn trên là nhà tuyển dụng đang muốn đánh giá trách nhiệm bạn với công việc. Nên bạn phải trả lời một cách chân thành và phản ánh niềm đam mê của mình đối với việc mình làm. Bạn nên trả lời theo tính chất công việc của mình đang làm.
Ví dụ: Nếu bạn là nhà thiết kế, thì có thể trả lời như sau ” Điều khiến em hài lòng nhất là bộ sưu tập thiết kế của em khi ra mắt thì được rất nhiều người ủng hộ, hài lòng khách hàng. Em cảm thấy mình hoàn thành tốt nhiệm vụ cấp trên giao phó, góp phần công sức nhỏ bé phát triển công ty.”
>> Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Tìm Hiểu Về Công Ty Trước Khi Phỏng Vấn
Câu hỏi 11. Tại sao công ty chúng tôi tuyển dụng bạn khi bạn chưa có kinh nghiệm?
Những câu hỏi thường gặp trong phỏng vấn mà bạn sẽ rất hay gặp, trong tất cả các cuộc phỏng vấn. Lúc này bạn hãy tập trung vào các điểm mạnh của bản thân và cách bạn có thể đóng góp cho công ty dù chưa có kinh nghiệm. Đồng thời bạn có thể nói thật ngắn gọn mình có thể làm được gì cho vị trí đang tuyển và nói qua một ít về vị trí mình đã từng làm, từng được học tập, đào tạo. Bạn hãy trả lời một cách tự tin và khôn khéo nhất.
Câu hỏi 12. Bạn đã biết những thông tin gì về công ty chúng tôi?
Câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn này nhà tuyển dụng hướng tới bạn có thật sự muốn làm việc tại công ty không? Vì vậy bạn nên tìm hiểu về lịch sử công ty, dịch vụ công ty cung cấp, công ty hoạt động về mảng nào… Việc bạn chuẩn bị tốt các thông tin đó, thì với câu hỏi trên sẽ không có gì là khó, nếu bạn trả lời trôi chảy, mượt mà, thì bạn sẽ được đánh giá khá cao.
Câu hỏi 13. Tại sao bạn lại ứng tuyển vị trí công ty của chung tôi ?
Đây cũng thuộc list các câu hỏi phỏng vấn thường gặp và cách trả lời mà nhà tuyển dụng hay hỏi nhất, nên bạn hãy vận dụng những sở thích, kỹ năng, mục tiêu của bản thân để trả lời lại họ. Và bạn hãy khẳng định năng lực, niềm đam mê của mình với vị trí đang ứng tuyển. Vì mục đích nhà tuyển dụng muốn tìm được người vừa biết làm công việc, vừa có niềm yêu thích, đam mê và gắn bó lâu dài với công việc.
Câu hỏi 14: Bạn làm cách nào để giải quyết áp lực?
Áp lực là một tâm lý chung mà ai cũng gặp trong cuộc sống, nhưng mỗi người sẽ có cách xử lý khác nhau. Vì vậy khi được hỏi câu hỏi này, bạn có thể bạn có thể chia sẻ những phương pháp và kỹ thuật cá nhân mà bạn sử dụng để quản lý, giảm căng thẳng áp lực trong công việc.
Đó là bạn đã tập trung vào công việc và xác định những nhiệm vụ quan trọng nhất để hoàn thành. Hoặc dành thời gian để thư giãn, tái tạo năng lượng và tìm kiếm sự hỗ trợ từ đồng nghiệp, sẵn lòng chia sẻ khó khăn hoặc ý kiến với họ. Bạn hãy cho thấy rằng bạn đã từng đối mặt với áp lực và vượt qua được chúng.
Câu hỏi 15: Nếu bạn trúng tuyển dụng vào công ty bạn sẽ làm gì?
Những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn này khá là truyền thống trong khi đi phỏng vấn, nhưng bạn đừng chủ quan khi trả lời. Vì trong câu hỏi này, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá về thái độ bạn đón nhận công việc. Chính vì vậy, bạn nên trả lời một cách cụ thể và cho thấy sự tư duy tích cực và sự sẵn lòng học hỏi để nâng cao nghiệp vụ của bạn thân. Đồng thời luôn sẵn sàng chuẩn bị tinh thần làm tốt nhất công việc cấp trên giao phó.
Câu hỏi 16. Bạn nghĩ gì khi công ty luôn cho nhân viên làm tăng ca?
Là nhà tuyển dụng ai cũng sẽ muốn tuyển được những người vừa làm tốt công việc, vừa có trách nhiệm cao. Do vậy khi họ hỏi “Bạn nghĩ gì về việc làm tăng ca?”, thì câu trả lời cho câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn này bạn nên giữ tinh thần tích cực và cảm thấy đó là một việc mà tất cả các công ty đều mong muốn nhằm tăng thu nhập cho toàn bộ cán bộ, công nhân viên công ty Bạn luôn sẵn sàng tăng ca để hoàn thành tốt công việc hoặc có thể mang việc về nhà làm.
Câu hỏi 17. Bạn nghĩ nên làm việc độc lập hay theo nhóm?
Trong những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn đây, nhà tuyển dụng muốn tìm được một người biết cân bằng giữa làm việc nhóm và làm việc độc lập. Vì vậy bạn hãy trả lời làm việc độc lập và làm nhóm đều tốt. Những dự án, công việc nào cần làm nhóm hay công việc nào làm việc độc lập. Hãy chú trọng vào vị trí, công việc bạn đang phỏng vấn. Để phân tích một cách thuyết phục nhất, mục đích bạn phân tích thấy được hiệu suất thành quả của hai cách làm đó.
Câu hỏi 18. Bạn có thể nói về sếp cũ hay công ty cũ của bạn được không?
Đây cũng là các câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn dường như rất quen thuộc trong Top
câu hỏi phỏng vấn. Nhưng lại là câu hỏi được sử dụng liên tục trong các buổi phỏng vấn. Trong câu trả lời này nhà tuyển dụng, cũng sẽ dựa một phần vào đó để đánh giá con người bạn. Nên khi gặp câu hỏi này bạn nên chuẩn bị tinh thần vui vẻ, tôn trọng khi trả lời về sếp cũ. Bạn chỉ nên nói cái tốt là bạn học được gì từ xếp trong công việc và cuộc sống, tối kỵ không được nói xấu hay đổ lỗi, trách nhiệm.
Câu hỏi 19: Bạn có điều gì không hài lòng và bất đồng quan điểm với sếp cũ không?
Đây là dạng câu hỏi nhà tuyển dụng đánh lừa bạn xem trước đây khi bạn đang làm công việc cũ thế nào. Nên bạn hãy cẩn thận và tránh sử dụng ngôn ngữ tiêu cực hoặc chỉ trích. Thay vào đó, tập trung vào việc nhấn mạnh các cơ hội học hỏi và sự phát triển cá nhân mà bạn hy vọng tìm kiếm từ một môi trường làm việc mới.
Câu hỏi 20. Bạn có cảm thấy khó chịu hoặc không thích gì ở đồng nghiệp không?
Trong câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn trên tưởng sẽ rất dễ trả lời, nhưng không phải như vậy, các bạn phải hết sức dùng từ ngữ chỉn chu, không nên trả lời chân thật hết những gì đã có công ty cũ. Vì nếu bạn trả lời chân thật quá, nhà tuyển dụng sẽ nghĩ bạn là người hay tò mò chuyện người khác.
Bạn chỉ cần trả lời mình là người sống hòa đồng vui vẻ, môi trường làm việc là ngôi nhà thứ hai nên trong công việc luôn kết hợp làm việc với tất cả mọi người. Luôn cảm thấy mọi thứ công ty cũ là kỷ niệm đẹp, không có gì khiến mình khó chịu hay buồn phiền.
Câu hỏi 21. Động lực nào khiến bạn mong muốn làm việc tại vị trí này?
Để trả lời tốt câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn này bạn hãy tập trung vào các yếu tố cụ thể và tích cực về công việc bạn đang muốn tuyển dụng. Bạn nên tìm hiểu kỹ về công việc mình chuẩn bị phỏng vấn. Dưới đây là một cách trả lời mẫu mà bạn có thể tham khảo:
“Tôi rất mong muốn làm việc tại vị trí này vì tôi tin và suy nghĩ rằng, đây sẽ là một cơ hội tuyệt vời nhất, để phát triển kỹ năng của mình và đóng góp vào sứ mệnh của công ty. Đầu tiên, tôi thấy vị trí này rất phù hợp với nền tảng kỹ thuật và kiến thức của tôi. Tôi đã có cơ hội làm việc trong lĩnh vực này và tin rằng tôi có thể đem lại giá trị đáng kể cho công ty.
Động lực nào khiến bạn mong muốn làm việc tại vị trí này?
Thứ hai, tôi rất ấn tượng với sứ mệnh và mục tiêu của công ty. Tôi tin rằng vị trí này sẽ cho phép tôi đóng góp vào việc đạt được những mục tiêu đó. Hơn nữa, tôi mong muốn được làm việc cùng đội ngũ tài năng của công ty. Tôi tin rằng sự hợp tác và sự đóng góp của mỗi thành viên sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được thành công.
Cuối cùng, tôi tin rằng vị trí này sẽ mang lại cho tôi cơ hội học hỏi và phát triển mạnh mẽ, đồng thời cũng mang lại sự thách thức và tiến bộ trong sự nghiệp của tôi.”
Bạn nên trả lời này nhấn mạnh vào sự phù hợp của vị trí với kỹ năng và kiến thức của bạn, sự hứng thú với sứ mệnh của công ty, khao khát học hỏi và cơ hội phát triển cá nhân.
Câu hỏi 22. Nguyên nhân khiến bạn nghỉ việc ở công ty cũ là gì?
Với những câu hỏi phỏng vấn thường gặp đó, thì sẽ có rất nhiều cách hướng dẫn bạn trả lời, nhưng bạn phải nên nhớ rằng với công nghệ phát triển như hiện nay. Nếu nhà tuyển dụng muốn tìm hiểu về bất kỳ ai sẽ rất là dễ dàng.
Với ứng viên đã có kinh nghiệm, câu hỏi về công ty cũ chắc chắn là một câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn. Đối với câu hỏi này, mỗi người sẽ có một cách trả lời khác nhau, tuy nhiên cần nhấn mạnh 2 yếu tố chính như thành thật thừa nhận nếu rời công ty do phạm lỗi, nêu ra mong muốn mục tiêu nghề nghiệp trong tương lai mà công ty cũ không thể đáp ứng được.
Do đó bạn nên trả lời một cách chân thật nhất lý do mình nghỉ việc, thậm chí nếu bạn mắc lỗi cũng nên thừa nhận. Ở đây nhà tuyển dụng sẽ dựa vào cách bạn nói chuyện, cách bạn dùng từ ngữ để thuyết phục họ. Trong câu trả lời này, lời nói và thái độ của bạn quyết định lên đến 90%, bạn hãy tự tin lên nhé.
Câu hỏi 23. Bạn có mong đợi hay mong muốn điều gì ở vị trí mới/ môi trường mới?
Đây là một trong các câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn mà mục đích cuối cùng nhà tuyển dụng muốn biết vị trí bạn cần làm, số lương bạn mong muốn và chế độ độ đãi ngộ kèm theo khi bạn làm việc tại đây. Trong trường hợp này sẽ có hai tình huống thường xuyên xảy ra nhất đó là:
Một là nhà tuyển dụng đăng tin tuyển rõ ràng vị trí công việc, bảng lương và các chế độ, thì bạn chỉ cần trả lời đúng với những gì họ đăng tuyển, không trả lời lan man. Đó là bạn cảm thấy hài lòng điều kiện công ty đưa ra.
Hai là trong trường hợp họ không nói rõ vị trí, chỉ nói chung chung và mức lương thỏa thuận, thì bạn hãy dựa vào năng lực bản thân của mình. Nếu bạn là người có kinh nghiệm thì có thể nói rõ ra khả năng làm việc, vị trí, số lương mong muốn.
Còn nếu bạn là sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm, thì hãy xem đây là cơ hội để mình được học tập. Chính vì vậy trả lời theo kiểu chân thực, chứng tỏ bản thân sẽ làm được, cố gắng hết sức khi làm việc tại đây. Và có thể nói số lương, đãi ngộ giống như những người bắt đầu học việc.
Câu hỏi 24. Nếu chúng tôi không chọn bạn, bạn sẽ có suy nghĩ gì?
Là những câu hỏi thường gặp trong phỏng vấn mà một số nhà tuyển dụng thử thái độ làm việc của bạn. Vì có một số công ty họ đánh giá rất cao tác phong khi làm việc, yêu cầu của họ vẫn cần người có chuyên môn, cần người có thái độ làm việc nghiêm túc.
Trong câu hỏi này bạn nên mở một nụ cười thân thiện, vui vẻ, cảm thấy rất may mắn khi được công ty chọn phỏng vấn. Hãy nhấn mạnh nếu lần sau có cơ hội vẫn muốn được làm việc tại công ty. Bạn phải cho họ thấy được bạn thực sự yêu thích và cần công việc này.
Câu hỏi 25: Câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn rằng: Triết lý trong công việc của bạn?
Trong Top những câu hỏi phỏng vấn, đây lại là câu hỏi mà nhiều bạn đã vô tình bỏ qua, không quan tâm. Nên khi gặp tình huống vậy trả lời không được lưu loát. Triết lý trong công việc là các nguyên tắc, giá trị và quan điểm mà bạn tôn trọng và tuân thủ trong quá trình làm việc. Dưới đây là một ví dụ về một triết lý công việc có thể được sử dụng để trả lời câu hỏi này: “Triết lý công việc của tôi tập trung vào ba yếu tố chính: sự cam kết, tôn trọng và sự học hỏi liên tục”.
Câu hỏi 26. Điều gì quan trọng hơn đối với bạn: Công việc hay tiền bạc?
Tiền bạc và công việc thì cả hai thứ đều quan trọng, luôn song hành trong cuộc sống. Nhưng để tiền luôn có trong túi mình hàng tháng thì bạn phải làm việc chăm chỉ. Vì vậy bạn chỉ cần trả lời cả hai thứ đều quan trọng, tôi sẽ cố gắng làm việc tốt nhất để tiền tìm đến tôi hàng tháng.
Câu hỏi 27. Bạn tự đánh giá bản thân mình có phù hợp công ty hay không?
Chắc chắn với câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn này bạn sẽ trả lời là có, bạn nên tìm hiểu về công ty, công việc đang tuyển. Sau đó đưa ra một số quan điểm của mình liên quan đến vấn đề mình phỏng vấn, để thấy được mình phù hợp với công ty. Đồng thời, với cách trả lời này bạn hãy nhấn mạnh kinh nghiệm và kỹ năng bạn có thể giúp ích được cho công ty.
Câu hỏi 28. Bạn có biết quy trình làm việc, chế độ đãi ngộ, môi trường văn hóa, lộ trình thăng tiến của công ty chưa?
Sẽ là một câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn để nhà tuyển dụng thăm dò xem bạn nghĩ về công ty thế nào. Bạn chỉ cần trả lời ” Tôi đã đọc và biết trên các phương tiện thông tin. Nhưng vẫn mong có cơ hội để được trải nghiệm thật sự”.
Câu hỏi 29. Bạn cảm thấy vị trí này thế nào khi so sánh với những vị trí khác mà bạn đang đi ứng tuyển?
Để câu trả lời thuyết phục nhất, bên nên đọc và tìm hiểu qua về vị trí tuyển dụng và phúc lợi công ty. Bạn nên khẳng định vị trí đang tuyển thấy rất tốt, phù hợp nhất với bản thân.
Câu hỏi 30. Bạn có câu hỏi gì dành cho chúng tôi hay công ty không?
Đây là một trong những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn nên đừng quá căng thẳng khi nhận được câu hỏi này, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào hãy trực tiếp trao đổi để có thể thẳng thắn chia sẻ với nhau ngay từ lần gặp đầu tiên này.
Trong câu hỏi này theo tờ báo khảo sát của The Balance Careers, thì mất 90% những ứng viên chỉ hỏi lương, chế độ xã hội, thời gian làm việc… Mà ít khi hỏi tới nội dung buổi phỏng vấn, kế hoạch tương lai công ty hay khó khăn của công ty… Nên bạn hãy lựa chọn câu hỏi phù hợp.
Lời kết
Trên đây là 30 các câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Chúc bạn thành công vượt qua buổi phỏng vấn và giành được vị trí công việc như mong đợi.