Kỹ Năng Ứng Xử Khi Phỏng Vấn Ghi Điểm Với Nhà Tuyển Dụng

Hãy luôn lắng nghe nhà tuyển dụng bằng sự tập trung cao độ

Ứng xử khi phỏng vấn một cách thông minh, có tư duy và logic sẽ khiến nhà tuyển dụng có thiện cảm hơn đối với ứng viên của mình. Nắm bắt được các kỹ năng ứng xử khéo léo này, các bạn sẽ không còn lo lắng, hồi hộp khi đứng trước một buổi phỏng vấn quan trọng nữa.

Vai trò của các hành vi ứng xử khi phỏng vấn

Trên thực tế, cách ứng xử của một người không phải chỉ thể hiện qua lời nói mà còn qua phong thái, tư duy, hình thức bên ngoài, kiến thức,… Chính vì thế, muốn được đánh giá cao trong quá trình phỏng vấn chúng ta cần phải có sự chuẩn bị chu đáo, toàn diện.

Thông qua cách bạn cư xử, nhà tuyển dụng hoàn toàn có thể đoán biết được bạn là con người như thế nào, có phù hợp với công việc hay không. Ngoài ra, chúng còn có những vai trò như là:

  • Ứng xử tốt thể hiện bạn là người trí tuệ, chuyên nghiệp.
  • Khiến cho đối phương cảm thấy bạn rất đáng tin tưởng.
  • Tạo ra được giá trị cho bản thân, thuận tiện cho bạn đưa ra các yêu cầu, quyền lợi của mình.
Khi phỏng vấn cần ứng xử khéo léo
Khi phỏng vấn cần ứng xử khéo léo

Kỹ năng ứng xử khi phỏng vấn

Cách ứng xử khi phỏng vấn quyết định 90% bạn có được nhận vào vị trí mình mong muốn. Để giúp các bạn, chúng tôi sẽ đưa ra một số kỹ năng cơ bản nhất mà bạn phải có:

Chào hỏi, làm quen

Cuộc gặp gỡ đầu tiên nào cũng phải dành cho đối phương sự tôn trọng nhất định. Đó là lý do mà chúng ta cần chào hỏi nhau thật tôn trọng và lịch sự. Các bạn ngay khi gặp nhà tuyển dụng hãy chủ động chào hỏi, đừng để nhà tuyển dụng phải chào mình trước.

Khi chào hỏi, nên tươi cười và hướng ánh mắt tập trung vào đối phương. Tuy nhiên, chúng ta không nên nhìn chằm chằm vào 1 người đối diện mà hãy  dành sự quan sát cho toàn bộ người tham gia phỏng vấn bạn hôm đó.

Lắng nghe nhà tuyển dụng

Kỹ năng lắng nghe là một phần quan trọng trong quá trình phỏng vấn khi bạn là ứng viên. Điều này giúp bạn hiểu rõ hơn về những gì nhà tuyển dụng đang tìm kiếm và cung cấp cơ hội để bạn thể hiện sự quan tâm và phản hồi mọi thứ một cách thích hợp.

Khi bạn đang nói chuyện với người phỏng vấn, hãy tập trung hoàn toàn vào họ. Không nên để suy nghĩ về câu trả lời của mình hoặc các mối lo lắng khác. Sự tập trung tuyệt đối này giúp bạn nắm được mọi thông tin nhà tuyển dụng đưa ra. Bên cạnh đó, nó cũng thể hiện bạn rất nghiêm túc với vị trí mình ứng tuyển.

Hãy chờ người phỏng vấn hoàn thành ý kiến của họ trước khi bạn đưa ra phản hồi. Điều này thể hiện sự tôn trọng và sự chú ý đối với họ. Đây là một kỹ năng ứng xử khi phỏng vấn thể hiện sự lịch thiệp của bạn.

Kết hợp sử dụng cử chỉ cơ thể như gật đầu và ánh mắt để cho biết bạn đang lắng nghe và hiểu. Tuyệt đối tránh những biểu hiện mặt mày thờ ơ hoặc không quan tâm.

Hãy luôn lắng nghe nhà tuyển dụng bằng sự tập trung cao độ
Hãy luôn lắng nghe nhà tuyển dụng bằng sự tập trung cao độ

Ứng xử khi phỏng vấn – Trình bày rõ ràng, ngắn gọn

Để đánh giá bạn có giao tiếp tốt không, nhà tuyển dụng sẽ chú ý cách bạn trình bày các vấn đề của mình. Khi bạn trình bày ngắn gọn nhưng vẫn đầy đủ và rõ ràng, đúng trọng tâm thì sẽ được đánh giá rất cao.

Lời nói của bạn phải ít nhưng thông tin bạn cung cấp phải nhiều đó mới là cách ứng xử khi phỏng vấn thông minh. Bạn nên tập trung toàn bộ vào trọng tâm câu nói, bớt sử dụng các từ ngữ không cần thiết.

Tự tin khi giao tiếp

Khi tham gia giao tiếp, tự tin chính là chìa khóa then chốt giúp mọi người gần và thấu hiểu nhau hơn. Chính vì vậy, trong một cuộc phỏng vấn ứng viên nên biết cách trả lời người phỏng vấn một cách tự tin và rành mạch nhất.

Khi ứng viên có sự tự tin cần thiết sẽ dễ dàng và biết cách để gửi gắm tâm tư của mình trong từng câu trả lời. Nhờ vậy mà cơ hội trúng tuyển của ứng viên tự tin sẽ cao hơn. Chính vì vậy trước khi đi phỏng vấn, bạn cần tận dụng và rèn luyện sự tự tin của bản thân. Như vậy sẽ giúp ích rất nhiều khi đi phỏng vấn.

Cởi mở trong tư duy

Một trong những phẩm chất tích cực của một ứng viên chuyên nghiệp đó chính là cởi mở trong tư duy. Khi có tư duy tốt, họ sẽ biết cách ứng xử khi phỏng vấn và phản biện lại những câu hỏi một cách chuyên nghiệp. Khi họ có tư duy cởi mở, suy nghĩ của ứng viên sẽ có nhiều sáng tạo và không đi theo lối mòn hay bảo thủ.

Đà phần các nhà tuyển dụng khi thực hiện phỏng vấn thường đưa ra những thử thách bằng các câu hỏi và tìm kiếm kiến thức của bạn. Khi đó bạn cần tinh tế để trả lời và đặt trọng tâm vào đúng phương diện mà nhà tuyển dụng cần tìm kiếm. Bạn cũng cân lưu ý là cởi mở cần có giới hạn và bạn không nên ý kiến nào cũng chấp nhận.

Cởi mở trong tư duy khi phỏng vấn
Cởi mở trong tư duy khi phỏng vấn

Tôn trọng người tuyển dụng

Trong giao tiếp hay phỏng vấn thì tôn trọng luôn là kỹ năng cần thiết mà ứng viên nhất điện phải có. Khi ứng viên tinh tế trong cách sử dụng cử chỉ, hành động tôn trọng của mình sẽ được người tuyển dụng đánh giá cao. Điều đáng chú ý là bạn cần quan tâm đến những thông tin của họ để biết đối đáp chính xác nhất.

Đặc biệt trong trường hợp vấn đề liên quan đến công ty cũ, bạn vẫn nên giữ thái độ tôn trọng. Ứng viên không nên nói xấu những người thuộc công ty cũ trước mặt nhà tuyển dụng. Hãy cố gắng giữ thể diện cho nhau trong bất cứ tình huống nào thì hình ảnh của bạn cũng được nâng tầm xứng đáng. Điều này cũng khiến cho nhà tuyển dụng đánh giá cao về bạn. Đây cũng là cách ứng xử khi phỏng vấn chuyên nghiệp mà bạn nhất định phải biết.

Trang phục hợp lý

Ứng xử khi phỏng vấn chuyên nghiệp cũng cần quan tâm đến trang phục của bản thân. Bạn không nên ăn mặc quá lôi thôi hay cầu kỳ vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đánh giá và cái nhìn ban đầu của nhà tuyển dụng. Những trường hợp không quan tâm đến trang phục và hình ảnh của bản thân sẽ khiến nhà tuyển dụng chán nản và đánh trượt bay ngay lập tức.

>> Xem thêm: Chuẩn Bị Hồ Sơ Xin Việc Chuẩn Nhất 2023 Và Lưu Ý Cần Nhớ

Chủ động đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng

Việt đặt câu hỏi trong quá trình phỏng vấn là điều cần thiết của mỗi ứng viên. Như vậy nhà tuyển dụng sẽ thấy bạn thật sự quan tâm và nhiệt huyết với buổi phỏng vấn này. Ngoài ra, các câu hỏi thông minh sẽ thể hiện bạn đã tìm kiếm và quan tâm đến công ty, công việc trước khi tham gia phỏng vấn.

Bạn hãy tự tin chuẩn bị trước một số câu hỏi thông minh và chất lược để tham gia vào buổi phỏng vấn. Khi đặt câu hỏi cần ưu tiên tập chung vào đúng nội dung liên quan đến buổi phỏng vấn.

Không tâm sự chuyện đời tư

Có nhiều ứng viên cho rằng việc tâm sự chuyện đời tư của mình trong buổi phỏng vấn sẽ giúp không khí được thư giãn hơn, tạo thiện cảm gần gũi với nhà tuyển dụng. Tuy nhiên bạn cần nhớ, bạn đang ở một môi trường làm việc, phía sau bạn còn rất nhiều ứng viên chờ đợi. Hơn nữa, tâm sự chuyện cá nhân quá nhiều trong lần gặp gỡ đầu tiên đó là một điều gì đó khá phản cảm. Cách ứng xử khi phỏng vấn xin việc này bị chê trách rất nhiều.

Tâm sự đời tư khi phỏng vấn sẽ gây phản cảm
Tâm sự đời tư khi phỏng vấn sẽ gây phản cảm

Có lập trường riêng

Một cách ứng xử khi phỏng vấn xin việc thông minh khác là bạn phải luôn có lập trường cho riêng mình. Bạn tuyệt đối không được phép bất chấp mọi yêu cầu từ nhà tuyển dụng cho dù vô lý đến cỡ nào. Nếu như bạn cảm thấy quyền lợi nào của mình đáng được hưởng, bạn phải giữ vững quan điểm, không từ bỏ.

Qua cách bạn đấu tranh vì bản thân mình, nhà tuyển dụng sẽ nhận thấy bạn là người có kinh nghiệm và rất rõ ràng. Đây sẽ là một điểm cộng để bạn có thiện cảm trong lần gặp gỡ đầu tiên.

Tuyệt đối tránh nói xấu công ty cũ

Dù bạn có bất mãn đối với công ty cũ đến đâu cũng đừng bao giờ nói xấu họ. Thay vì chỉ ra yếu điểm của nơi cũ bạn đã làm, bạn hãy thể hiện sự tôn trọng, biết ơn đối với nơi đã rèn luyện và cho mình nhiều kiến thức, kinh nghiệm làm việc. Vấn đề này rất dễ hiểu, sẽ chẳng một nhà tuyển dụng nào muốn sau khi bạn nghỉ việc cũng sẽ nói xấu họ tương tự như vậy.

Nghiên cứu về công việc – kỹ năng ứng xử trong phỏng vấn tuyển dụng

Trước khi đi phỏng vấn, các bạn cần nghiên cứu kỹ về vị trí tuyển dụng mà mình tham gia. Khi bạn đã tìm hiểu về công ty, về những công việc mà mình sẽ làm thì cuộc phỏng vấn sẽ diễn ra thuận tiện hơn nhiều.

Các bạn hiểu về công ty, về công việc càng nhiều có nghĩa là bạn dành sự tôn trọng tuyệt đối với công việc này. Chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ đánh giá rất cao về bạn với kỹ năng ứng xử trong phỏng vấn tuyển dụng này.

Tìm hiểu kỹ về công việc giúp bạn tự tin ứng xử khi phỏng vấn
Tìm hiểu kỹ về công việc giúp bạn tự tin ứng xử khi phỏng vấn

Những điều tối kỵ cần tránh trong ứng xử khi phỏng vấn

Dưới đây là một số điều tối kỵ, các bạn cần tránh để phong cách ứng xử khi phỏng vấn của mình luôn đạt điểm số cao nhất:

  • Quên hoặc thiếu hồ sơ: Đừng bao giờ tham gia buổi phỏng vấn nếu như bạn quên hay thiếu hồ sơ. Nó thể hiện tính cách lôi thôi và thiếu tôn trọng đối với công việc.
  • Cười cợt: Dù biết thế hệ trẻ sống cởi mở, rất thoáng nhưng không nên cười cợt trong lúc phỏng vấn vì nó thể hiện bạn coi thường nhà tuyển dụng.
  • Tự tin quá mức: Ranh giới giữa tự tin và tự cao cực mỏng manh. Bạn đừng bao giờ thể hiện mình tự tin quá mức để khiến người khác thấy bạn tự cao tự đại.

Kết luận

Vậy là chúng ta đã tìm hiểu về các kỹ năng ứng xử khi phỏng vấn sao cho khéo léo nhất. Trong mỗi cuộc phỏng vấn, chỉ cần bạn dành tâm huyết, sự tập trung và sự tôn trọng cao nhà tuyển dụng nhất định có thiện cảm với bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *