Việc làm nhân sự là một trong những vị trí công việc được săn đón nhất tại các cơ quan, doanh nghiệp. Gần như mọi tổ chức đều cần tới bộ phận nhân sự để duy trì hoạt động. Vậy những người làm công việc nhân sự sẽ đảm nhiệm những công việc nào? Cùng tìm hiểu chi tiết về vị trí việc làm này qua bài viết.
Làm nhân sự là làm gì? Phòng nhân sự có vai trò gì trong công ty?
Một số người không thực sự hiểu về việc làm nhân sự cho rằng nhân sự chỉ đơn giản là những người làm công việc tuyển dụng cho công ty. Không thể phủ nhận, tuyển dụng và đào tạo là công việc khá phổ biến của nhân sự. Tuy nhiên, khi đảm nhiệm vị trí nhân sự, bạn còn cần xử lý, làm việc tại nhiều mảng phức tạp khác.
Vậy làm nhân sự là làm gì? Nếu xem xét một cách tổng quát, những người làm trong phòng ban nhân sự sẽ chịu trách nhiệm với việc quản lý nguồn nhân lực của tổ chức, tập đoàn. Việc làm nhân sự sẽ bao gồm tìm kiếm, tuyển dụng ứng viên tiềm năng, quản lý chương trình phúc lợi cho người lao động.
Ngoài ra, nhân sự cũng là phòng ban đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức sự kiện cho công ty. Nhưng khác với ban tổ chức sự kiện, nhân sự sẽ tập trung vào việc gắn kết nhân viên với nhân viên, nhân viên với lãnh đạo.
Tóm lại, nhân sự là những người chịu trách nhiệm với toàn bộ quá trình làm việc của nhân viên tại công ty. Những người làm công việc này sẽ đóng vai trò quan trọng trong các khâu tuyển dụng, đào tạo, cấp phúc lợi, lương thưởng và thậm chí là sa thải.
Có thể thấy, không giống như phòng kinh doanh hay marketing, nhân sự không trực tiếp mang lại lợi nhuận cho công ty. Tuy nhiên, thiếu phòng ban này, doanh nghiệp sẽ không thể phát triển do không thể quản lý tốt yếu tố quan trọng là con người.
5 nhóm công việc chính của việc làm nhân sự
Theo đuổi nghề nhân sự, bạn sẽ chịu trách nhiệm đào tạo, quản lý nguồn nhân lực. Để hiểu hơn về công việc chính khi đảm nhiệm việc làm nhân sự, tham khảo một số thông tin sau:
Nhóm công việc tuyển dụng
Như đã đề cập, tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất của việc làm nhân sự. Những nhân sự HR sẽ cần tìm kiếm ứng viên tiềm năng, tuyển dụng làm vào làm việc tại công ty.
Các công việc chính khi tuyển dụng một nhân sự cần thực hiện có thể kể đến như:
- Cùng phòng nhân sự lên kế hoạch tuyển dụng theo từng đợt.
- Đăng tin tuyển dụng kết hợp với tổ chức các sự kiện, hoạt động để thu hút ứng viên.
- Tiếp nhận CV ứng viên, lưu lại hồ sơ và tuyển chọn ứng viên tiềm năng.
- Phản hồi ứng viên, cung cấp thông tin về các buổi hẹn phỏng vấn và tham gia trực tiếp vào quá trình phỏng vấn.
- Tổ chức các buổi kiểm tra, đánh giá năng lực của ứng viên theo yêu cầu.
- Viết báo cáo và soạn các giấy tờ khác liên quan đến lĩnh vực tuyển dụng.
Nhóm công việc liên quan đến phúc lợi nhân viên
Ngoài tham gia vào quá trình tuyển dụng, những người đảm nhiệm việc làm nhân sự cũng chịu trách nhiệm xử lý các vấn đề lương và phúc lợi trong công ty. Hiệu suất làm việc của phòng nhân sự có thể ảnh hưởng đến sự hài lòng lẫn tinh thần làm việc của nhân viên.
Liên quan đến mảng công việc này, dưới đây là những việc làm nhân sự chính:
- Tính lương, phụ cấp, tiền thưởng KPI hàng tháng cho mỗi nhân viên.
- Tính toán các khoản phí và lập báo cáo.
- Lập báo cáo đánh giá hiệu suất công việc, tình hình hoàn thành KPI của nhân viên, giúp giám đốc nhân sự có cơ sở để xem xét tăng lương, điều chuyển công tác.
Nhóm công việc hành chính
Khi xử lý nhóm công việc này, nhân sự sẽ cần áp dụng kỹ năng quản lý, giám sát, điều tra nội bộ để hoàn thành những nhiệm vụ dưới đây:
- Sắp xếp, lưu trữ hồ sơ của nhân viên và cập nhật thông tin khi cần thiết.
- Theo dõi, lập báo cáo về các chi phí cố định liên quan đến văn phòng (Chi phí thuê mặt bằng, chi trả điện nước hoặc mua sắm văn phòng phẩm),.. Sau đó gửi đến phòng Kế hoạch – Tài chính.
- Soạn thảo các tài liệu, văn bản, quy định liên quan đến nhân sự như hợp đồng lao động, chính sách phúc lợi, kế hoạch tuyển dụng, hướng dẫn đào tạo,…
- Xử lý tranh chấp hoặc thắc mắc liên quan đến nhân sự của người lao động.
Nhóm công việc đào tạo, bồi dưỡng và gắn kết nhân viên
Sau khi tuyển dụng các ứng viên tiềm năng, phòng nhân sự còn chịu trách nhiệm đào tạo và phát triển đội ngũ nhân viên. Những việc làm nhân sự chính trong mảng này là xây dựng kế hoạch đào tạo, thiết kế chương trình bồi dưỡng, liên hệ với các bên cung cấp dịch vụ đào tạo và giám sát quá trình này.
Ngoài ra, phòng nhân sự cũng cần thường xuyên lên kế hoạch tổ chức các chương trình, sự kiện giúp kết nối nhân viên. Khi này, nhân sự cần phối hợp với các phòng ban khác như Kế hoạch – Tài chính để hoàn thành nhiệm vụ.
Nhóm công việc đánh giá hiệu suất nhân viên
Nhân sự chính là phòng ban trực tiếp giám sát kết quả làm việc, các KPI công việc nhân viên đã hoàn thành. Một công việc không kém phần quan trọng khác là xác định hiệu quả làm việc trong thời gian thực của người lao động từ đó có đề xuất điều chỉnh cần thiết.
Yêu cầu cần có của những người làm nhân sự
Sau khi hiểu về công việc nhân sự là gì, bạn chắc hẳn tò mò về những kỹ năng cần có của những người theo đuổi ngành nghề này. Do làm việc trực tiếp với con người, nên nhân viên của phòng ban nhân sự cần đáp ứng những yêu cầu sau:
Yêu cầu về kiến thức
Để hoàn thành tốt việc làm nhân sự, những người theo đuổi công việc này cần đáp ứng yêu cầu về kiến thức sau:
- Kiến thức về quản trị nhân lực. Kiến thức chuyên môn này sẽ giúp chuyên viên nhân sự có thể xây dựng và cơ cấu hóa bộ máy nhân sự của công ty.
- Kiến thức về hoạt động tuyển dụng bao gồm tìm kiếm, xác định ứng viên tiềm năng, cách thức “chiêu mộ” nhân tài.
- Kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực kinh doanh của công ty, từ đó có thể xây dựng kế hoạch đào tạo nhân viên hiệu quả.
- Kiến thức về luật lao động, thuế,..
- Có khả năng ứng dụng công nghệ vào khi quản lý nhân sự (Sử dụng thành thạo tin học văn phòng, biết cách tận dụng các tính năng của các phần mềm quản lý nhân sự,…).
Yêu cầu về kỹ năng mềm
Ngoài kiến thức chuyên môn, để thành công trong lĩnh vực việc làm nhân sự, bạn cần đáp ứng những yêu cầu sau:
- Có khả năng giải quyết vấn đề để luôn sẵn sàng xử lý các vấn đề về lương, phúc lợi,… của người lao động.
- Quan tâm và đồng cảm, chia sẻ với những mong muốn của nhân viên.
- Có khả năng chịu áp lực không việc tốt khi phải xử lý các vấn đề liên quan đến tuyển dụng, hành chính, lương thưởng, đánh giá nhân viên,…
- Có tinh thần trách nhiệm, luôn làm gương cho đội ngũ nhân viên.
- Có khả năng phân tích đánh giá để chọn lọc ứng viên tiềm năng hay có chính sách thưởng, thăng tiến phù hợp.
- Có tinh thần cầu tiến, luôn sẵn sàng học hỏi kiến thức mới, thừa nhận lỗi sai. Đặc biệt, để hoàn thành tốt các công việc liên quan đến nhân sự trong thời đại mới, các chuyên viên cần áp dụng nhiều phương pháp, công nghệ tiên tiến.
Tại sao bạn nên làm việc trong lĩnh vực nhân sự?
Có thể thấy, việc làm nhân sự yêu cầu ứng viên cần phải có kỹ năng mềm tốt và kiến thức vững chắc liên quan đến quản lý. Những người làm công việc này phải chịu trách nhiệm cho khá nhiều vấn đề quan trọng của công ty.
Những công việc liên quan đến nhân sự khá áp lực, tuy nhiên tại sao bạn vẫn nên theo đuổi lĩnh vực này? Dưới đây là một số lý do khiến bạn nên cân nhắc phát triển sự nghiệp từ một chuyên viên phòng nhân sự:
Công việc liên quan đến nhiều nhiệm vụ, không nhàm chán
Những người chịu trách nhiệm hoàn thành việc làm nhân sự sẽ thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau. Bạn sẽ phải soạn thảo hợp đồng, thống kê lương thưởng và lập báo cáo, ban hành các quyết định khen thưởng hoặc kỷ luật,….
Có thể thấy, lĩnh vực làm việc của nhân viên phòng nhân sự khá đa dạng. Công việc của họ có thể liên quan đến nhiều nhiệm vụ khác nhau, thuộc nhiều phòng ban trong công ty.
Những người làm việc trong lĩnh vực nhân sự có sức ảnh hưởng lớn
Việc làm nhân sự có thể ảnh hưởng đến toàn bộ công ty. Bởi những người làm việc trong lĩnh vực này sẽ cần đáp ứng nhu cầu của người lao động, nhân viên lẫn mục tiêu của doanh nghiệp.
Những người làm việc tại phòng nhân sự sẽ cần xem xét kỳ vọng của nhân viên đối với công ty để đưa ra đề xuất cho CEO, nhà quản lý. Tổ chức có thể tham khảo thông tin của phòng nhân sự để đưa ra thay đổi trong hoạt động kinh doanh.
Ngược lại, nhân sự cũng là phòng ban đóng vai trò quan trọng trong việc tuyển dụng, bồi dưỡng nhân viên. Công ty có thực sự tuyển dụng được nhân tài hay không phụ thuộc khá lớn vào tính hiệu quả của bộ phận nhân sự.
Cơ hội phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực nhân sự khá tốt
Việc làm nhân sự là bước khởi đầu khá tốt cho hành trình phát triển sự nghiệp của bạn. Làm việc trong phòng ban nhân sự, bạn sẽ có cơ hội để tìm hiểu về cơ chế hoạt động, các bộ phận, phòng ban của công ty.
Càng hiểu về nhiều khía cạnh của công ty, bạn sẽ càng tăng được giá trị bản thân trong mắt giám đốc, CEO của doanh nghiệp. Từ một chuyên viên phòng nhân sự, bạn có thể phát triển thành trưởng phòng tuyển dụng, giám đốc nhân sự,…
Công việc mang đến nhiều kết nối, mối quan hệ tốt
Một lợi thế khi bạn đảm nhiệm việc làm nhân sự là có cơ hội kết nối với nhân viên ngay từ quá trình tuyển dụng. Và khi đào tạo, bồi dưỡng nhân tài cho công ty, bạn cũng sẽ có cơ hội tương tác, làm việc và xây dựng nhiều mối quan hệ tốt đẹp.
Một số câu hỏi thường gặp về nhân sự
Việc làm nhân sự có mức lương ra sao và cơ hội thăng tiến như thế nào? Dưới đây là tổng hợp một số thông tin quan trọng giúp giải đáp tất cả thắc mắc của bạn về vị trí công việc đầy triển vọng này.
Mức lương trung bình của một nhân sự?
Mức lương trung bình sẽ phụ thuộc vào vị trí việc làm và kinh nghiệm của bạn. Tại một số công ty, những fresher trong lĩnh vực nhân sự sẽ có mức lương giao động trong khoảng 5.000.000 VNĐ – 7.000.0000 VNĐ/tháng.
Khi đã gắn bó với công ty và có kinh nghiệm làm việc nhất định, bạn có thể nhận được mức lương hấp dẫn hơn từ 9.000.000 VNĐ – 15.000.000 VNĐ/tháng. Khi trở thành quản lý đào tạo, mức lương có thể lên đến hơn 35.000.000 VNĐ/tháng.
Cơ hội phát triển sự nghiệp khi đảm nhiệm vị trí nhân sự trong doanh nghiệp?
Bắt đầu sự nghiệp với vị trí nhân viên phòng nhân sự, sau một thời gian, bạn có thể trở thành trợ lý nhân sự. Khi này, nhiệm vụ chính của bạn là hỗ trợ các nhà quản lý, giám đốc thực hiện công việc hành chính.
Những người theo đuổi công việc nhân sự cũng có thể trở thành trưởng phòng tuyển dụng khi tích lũy đủ kiến thức, kinh nghiệm. Khi trở thành trưởng phòng, bạn sẽ được trực tiếp quản lý hoạt động tuyển dụng.
Giám đốc nhân sự cũng là vị trí việc làm nhân sự đáng mơ ước. Những người đảm nhiệm công việc này sẽ chỉ đạo, điều phối và lập kế hoạch cho mọi hoạt động liên quan đến nhân sự của công ty. Họ cũng là người làm việc trực tiếp với CEO về các vấn đề liên quan đến người lao động, nhân viên.
Ứng viên có thể tìm việc làm nhân sự tại đâu?
Để tìm việc làm nhân sự, bạn có thể truy cập vào các chuyên trang tuyển dụng để cập nhật tin tức. Những website uy tín, đông thành viên nhất có thể kể đến như Vietnamworks, Indeed, Top CV, Careerbuilder,… Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm tin tuyển dụng tại các hội chợ việc làm hoặc từ giới thiệu của chính nhân viên công ty.
OKVIP tuyển dụng việc làm nhân sự uy tín
Hiện tại, OKVIP đang mở rộng thị trường nên chiêu mộ rất nhiều người lao động. Để quản lý tốt lực lượng này không thể thiếu nhân viên nhân sự. Họ sẽ đại diện tập đoàn quản lý, giám sát, phân phối công việc, thực hiện chính sách,…cho người lao động.
Người làm công tác nhân sự tại OKVIP không cần bằng cấp cao hay giàu kinh nghiệm. Điều quan trọng là bạn phải nhiệt huyết, hết mình cho công việc. Người làm công việc này cần phải có tầm nhìn chiến lược, sắp xếp công việc hợp lý đảm bảo khai thác tốt các nguồn lực của công ty, hạn chế chi phí mà vẫn mang về hiệu quả cao.
Nhân viên nhân sự tại tập đoàn hưởng mức lương hậu hĩnh, cao hơn 50% so với vị trí này tại Việt Nam, tương đương 30 triệu đồng/tháng. Kèm theo đó, bạn còn được đài thọ tiền sinh hoạt phí, chỗ ở tiện nghi, miễn phí hoàn toàn và đầy đủ chế độ bảo hiểm, nghỉ phép.
Lời kết
Hành chính nhân sự luôn là vị trí việc làm được quan tâm nhất trên thị trường lao động. Nếu muốn phát triển sự nghiệp liên quan đến việc làm nhân sự, bạn cần phải trau dồi kiến thức lẫn kỹ năng. Mong rằng qua những chia sẻ phía trên, bạn đã có cái nhìn bao quát về công việc này từ đó có sự chuẩn bị chu đáo nhất để bước chân vào thị trường lao động.